Cách lắng nghe hiệu quả trong phỏng vấn xin việc

08:50, 08/03/2024
.

Lắng nghe không phải là sự im lặng một chiều, đó là quá trình đối thoại đôi bên giữa người nói và người nghe. Ứng viên lắng nghe tốt sẽ góp phần tạo ra môi trường phỏng vấn xin việc có chiều sâu, chất lượng, thu được thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Và nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá, nhìn nhận tích cực với ứng viên hơn. 

Nhưng, làm thế nào để thể hiện bạn là ứng viên biết lắng nghe hiệu quả? Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo khi tìm việc làm 24h.

 

Chú tâm hoàn toàn khi nhà tuyển dụng nói

Một ứng viên lắng nghe tốt phải chú tâm liên tục vào câu chuyện của nhà tuyển dụng. Điều này thể hiện bằng việc bạn tập trung, hướng hoàn toàn cơ thể và tâm trí về phía người nói. 

Bạn nên hạn chế tối đa việc tạo ra âm thanh gây gián đoạn cuộc trò chuyện. Điều này có thể bao gồm việc tắt điện thoại di động, không có những động tác thừa như quay bút, gõ bút, thậm chí rung lắc chân... nếu như những điều đó làm bạn phân tâm sẽ. Bởi những âm thanh này không chỉ khiến cuộc trò chuyện bị gián đoạn, ngắt quãng mà còn cho thấy sự thiếu tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng và những điều họ đang chia sẻ.

Ngoài ra, bạn đặt bản thân vào vị trí của nhà tuyển dụng để thực sự hiểu mong muốn của họ. Qua đó bạn có những phản hồi phù hợp và kịp thời, giúp cuộc trò chuyện diễn ra tích cực, liên tục, hiệu quả.

 

Thực hiện giao tiếp bằng mắt

Thực hiện giao tiếp bằng mặt là một phần quan trọng của kỹ năng lắng nghe. Thay vì “cúi mặt” thì việc tạo ánh nhìn chăm chú, tự nhiên và thân thiện giúp bạn có được thiện cảm, sự tự tin với nhà tuyển dụng.

Giao tiếp bằng ánh mắt sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được suy nghĩ, cảm xúc của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cảm nhận được sự thân mật, sự tương tác tích cực, thấu hiểu từ phía bạn. Thậm chí qua ánh mắt, bạn dò đoán được ẩn ý của nhà tuyển dụng để có đáp ứng phù hợp. 

Do đó, hãy luyện tập lắng nghe bằng mắt sao cho có ánh nhìn thân thiện. Bạn cũng không nên nhìn chằm chằm vào nhà tuyển dụng. Linh hoạt thay đổi ánh nhìn vào những góc như mũi, cằm, miệng... để tạo sự thoải mái cho cả hai bên.

Trong trường hợp buổi phỏng vấn xin việc có nhiều nhà tuyển dụng thì chỉ thay đổi ánh nhìn khi hoàn thành cuộc đối thoại với từng người. Điều này cho thấy sự tôn trọng đặc biệt và công bằng của bạn với các thành viên trong hội đồng phỏng vấn. 

Không cắt ngang lời nhà tuyển dụng

Một ứng viên lắng nghe tốt không phải là người ngắt lời nhà tuyển dụng và cho rằng suy nghĩ của mình đúng. Việc ngắt lời khi nhà tuyển dụng đang nói dễ dẫn tới cảm xúc tiêu cực thậm chí khiến cuộc phỏng vấn rơi vào bế tắc. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ, bạn không quan tâm tới lời nói của họ hoặc cho rằng, họ sai. Thậm chí có nhà tuyển dụng đánh giá, bạn là ứng viên “hiếu chiến, hiếu thắng”.

Tốt nhất, hãy kiên nhẫn lắng nghe, không cắt lời nhà tuyển dụng. Bạn chỉ lên tiếng khi nhà tuyển dụng đã nói xong hoặc dừng lại và ra tín hiệu cho ứng viên lên tiếng. 

Trong số ít tình huống buộc phải “cắt ngang” thì bạn nên bắt đầu bằng câu: “Xin phép anh/chị, em xin có đôi lời về việc/vấn đề này”. Sau đó hãy đưa ra quan điểm cá nhân, không phê phán.

 

Phản hồi tích cực

Lắng nghe không phải là tiếp thu thông tin một chiều. Bạn cần có phản hồi kịp thời, tích cực. Đó có thể là ánh mắt, gật đầu, nụ cười nhẹ... thể hiện được sự tán thành, đồng tình của bạn.

Khi được hỏi ý kiến, bạn cần đảm bảo đó là phản hồi khách quan, tích cực. Tuy nhiên, trước khi trình bày quan điểm cá nhân bạn nên bày tỏ sự biết ơn, đồng cảm với quan điểm của nhà tuyển dụng. Sau đó, hãy nêu ý kiến và cho thấy bạn thực lắng nghe nhà tuyển dụng trước đó.

Bạn nên tạo kết nối cá nhân bằng cách chia sẻ câu chuyện bản thân hoặc kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề được thảo luận. Việc này giúp làm sâu sắc thêm hình ảnh cá nhân bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn cũng có thể phản biện, nhưng tuyệt đối không nên phán xét, áp đặt suy nghĩ, quan điểm của mình để đánh giá ý kiến của nhà tuyển dụng.

Đặt câu hỏi linh hoạt

Một số ứng viên sai lầm cho rằng, lắng nghe là không được đặt câu hỏi ngược lại. Đây là quan điểm sai lầm. Một ứng viên lắng nghe tốt nên biết tìm khoảng thời gian thích hợp để đưa câu hỏi. Chính câu hỏi sẽ phản ánh khả năng lắng nghe, lĩnh hội, phát hiện vấn đề của bạn. Đồng thời nó cho thấy sự tự tin của bạn trong giao tiếp. 

Nhóm câu hỏi cũng rất đơn giản. Không nhất thiết phải là vấn đề lớn. Đôi khi chỉ là để chắc chắn với nội dung nhà tuyển dụng nói, bạn có thể lặp lại thông tin và cần xác nhận từ nhà tuyển dụng. Điều này khiến không khí buổi phỏng vấn diễn ra tự nhiên, thoải mái hơn. 

Im lặng hoàn toàn không phải là lắng nghe hiệu quả nhưng lên tiếng đúng lúc lại cho thấy kỹ năng lắng nghe tích cực của bạn. Do đó, nếu bạn đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc thì hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe chuyên nghiệp với 5 cách trên, nó sẽ giúp bạn đến gần hơn với buổi tìm việc thành công./.     


 

Xuất bản lúc: 08:50, 08/03/2024

Ý kiến bạn đọc


.