Dược thiện hỗ trợ điều trị viêm phổi

02:04, 02/04/2020
.
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là một bệnh hô hấp thường gặp, có thể tiến triển nặng gây nhiều biến chứng.
 
Cần làm các xét nghiệm vi sinh vật cho những trường hợp bệnh nhân phải nhập viện với phân loại mức độ nặng
 
Khi bị viêm phổi ngoài việc phải điều trị bằng  thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, sử dụng kháng sinh hợp lý, tuân thủ theo đúng các nguyên tắc dược động học... Có thể dự phòng viêm phổi mắc phải ở cộng đồng bằng các biện pháp như thay đổi hành vi, lối sống...bên cạnh đó, người bệnh nên dùng một trong số các loại nước uống sau đây để hỗ trợ điều trị. 
Rau dấp cá ép lấy nước hỗ trợ điều trị bệnh phổi.
Rau dấp cá ép lấy nước hỗ trợ điều trị bệnh phổi.
Dùng một trong các món ăn bài  thuốc sau:
 
Bài 1: Nước sắc rau dấp cá: rau dấp cá 30g sắc uống ngày 2 lần.
 
Bài 2: Nước rễ chuối tiêu: Rễ chuối tiêu tươi 120g, giã nát lấy nước hâm nóng, cho chút muối uống ấm.
 
Bài 3: Nước sắc rễ cỏ tranh, rễ lau tươi: rễ cỏ tranh 50g, rễ lau tươi 50g, giã lấy nước uống trong ngày.
 
Bài 4: Nước sắc ngân hoa mật ong: ngân hoa 30g, mật ong  30g. Cho ngân hoa cùng 500ml nước sắc lên lấy nước bỏ bã, để nguội cho mật ong vào uống trong ngày.
 
Bài 5: Nước rễ lau: rễ lau tươi 150g đun nước uống thay nước chè.
 
Bài 6: Nước sắc rễ cỏ tranh, ngó sen: rễ cỏ tranh tươi 150g, ngó sen tươi 200g. Rễ cỏ tranh cắt nhỏ, ngó sen thái mỏng tất cả cho vào sắc nước uống thường xuyên.
 
Bài 7: Nước hoa mướp: hoa mướp rửa sạch cho vào cùng với nước đun sôi (để 10 phút) sau đó cho mật ong vào uống.
 
Bài 8: Viên hoàn bồ công anh: Bồ công anh lượng tùy ý, sao khô tán bột, luyện với mật ong thành viên, ngày ngậm 3 lần, mỗi lần 1 viên, dùng sau khi ăn là tốt nhất.
 
Bài 9: Cháo gạo lức rễ lau tươi: Rễ lau tươi 150g, giã ra vắt nước, cho vào 50g gạo lức, nấu cháo, chia ra ăn nóng ngày 2-3 lần.
 
Bài 10: Cháo gạo lức củ cải: Củ cải trắng tươi, gạo lức đều 100g cùng nấu cháo ăn. Hoặc củ cải ép lấy nước nấu cháo ăn, chia 2 lần sáng và tối.
 
Bài 11: Cháo hạnh nhân hoa huệ: hoa huệ 50g, hạnh nhân 10g, gạo 50g. Gạo cho nước đun sôi lên mới cho hai vị thuốc vào, nấu cháo. Cháo chín cho ít đường, ngày ăn 1 lần.
 
Viêm phổi có mủ
 
Bài 1: Tỏi tía sắc với dấm: Tỏi vỏ tía 1 củ đem giã nát, thêm 120g dấm, cho vào nồi đất sắc, uống sau khi ăn.
 
Bài 2: Tỏi ngâm dấm: tỏi 250g, dấm vừa đủ ngập tỏi. Tất cả bỏ vào lọ ngâm 7 ngày là dùng được. Ăn 3 lần/ ngày,  mỗi lần 6g.
 
Bài 3: Nước sắc rễ sơn đậu cát cánh: rễ sơn đậu 60g, cát cánh 15g, sắc nước uống, ngày 3 lần.
 
Bài 4: Nước sắc lá sen tươi: lá sen tươi 50g (hoặc khô 20g). Sắc nước uống hằng ngày.
 
Bài 5: Nước lá tre tươi: Lá tre tươi giã nát ép lấy nước, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần một cốc.
 
Bài 6: Kiệu trộn mật ong: củ kiệu 60g, mật ong 120g. Kiệu thái nhỏ trộn mật ong, ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 30g.
 
Bài 7: Nước sắc rễ ý dĩ: Rễ ý dĩ 30-60g, sắc nước uống.
 
Bài 8: Nước sắc hoa lựu: Hoa thạch lựu lượng vừa đủ, sắc nước uống.
 
Bài 9: Nước rau dấp cá, rễ lau: Rau dấp cá 120g, rễ lau 60g. Giã lấy nước uống ngày 3 lần.
 
Bài 10:  Rau dấp cá, cát cánh, cam thảo: rau dấp cá 500g, cát cánh 10g, cam thảo 10g. Cho cát cánh cam thảo vào 250ml nước, sắc còn 120ml. Rau dấp cá rửa sạch bằng nước vo gạo, ép lấy nước, rồi cho chung vào thuốc sắc uống.
 
Bài 11: Móng giò lợn hầm địa cốt bì: địa cốt bì 60-120g, móng giò lợn 1 cái. Mang hầm nhừ, ăn cái uống nước.
 
Theo BS. Trần Kim Anh/SKĐS
 

.