Những hệ lụy của Thẻ vàng đối với xuất khẩu thủy sản

08:10, 14/08/2023
.

(Baoquangngai.vn)- Với quy định có hiệu lực từ năm 2010, hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) là khu vực có quy định chống khai thác IUU tích cực nhất trong các khu vực nhập khẩu chính trên thế giới. Trong hơn 10 năm qua, quy định của Ủy ban Châu Âu (EC) yêu cầu tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Châu Âu phải có chứng nhận khai thác, có thông tin về các loài, vị trí khai thác, tàu cá, ngày khai thác và bất kỳ hoạt động trung chuyển nào.

Trong trường hợp sản phẩm bị nghi ngờ là khai thác IUU, các quốc gia thành viên EU có thể từ chối nhập khẩu. Việc từ chối được thể hiện ở hai mức độ, với hai hình thức Thẻ vàng và Thẻ đỏ:

(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)

“Thẻ vàng” sẽ xảy ra trong trường hợp

Nếu EC xác định một nước xuất khẩu thủy sản sang EU không có các biện pháp phù hợp, nhằm đảm bảo việc khai thác là hợp pháp, được khai báo và theo quy định thì quốc gia đó sẽ bị cảnh cáo chính thức. Tức là phải nhận Thẻ vàng để cải thiện. 

Quốc gia nhận cảnh báo Thẻ vàng sẽ được EC cho phép có một khoảng thời gian để thực thi các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tình trạng khai thác IUU.

Kết thúc thời gian cho phép, nếu đáp ứng được các điều kiện do phía EU đưa ra, quốc gia nhận cảnh báo Thẻ vàng sẽ được xóa cảnh báo trước đó. Tức là được nhận Thẻ xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Âu.

"Thẻ đỏ” xảy ra trong trường hợp

Kể từ khi nhận cảnh báo Thẻ vàng, nếu quốc gia đó không khắc phục các thiếu sót, chưa có đủ sự nỗ lực trong việc quản lý nghề cá và ngăn chặn khai thác IUU thì sẽ phải đối mặt với lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác sang thị trường EU. Tức là phải nhận Thẻ đỏ. Có nghĩa là, toàn bộ thị trường Châu Âu sẽ từ chối việc nhập khẩu thủy sản từ quốc gia vi phạm.

 

PD (Tổng hợp theo tài liệu tuyên truyền)

TIN BÀI LIÊN QUAN:

 

Xuất bản lúc: 08:10, 14/08/2023

Ý kiến bạn đọc


.