Ai là "cha đẻ" của tàu vũ trụ hiện nay

05:07, 03/07/2017
.
 

(Baoquangngai.vn)- Đó là Sergei Korodiov, người mở những trang đầu của ngành vũ trụ thực tiễn, ông là người đã sáng lập nên chương trình vũ trụ của Xô viết và cũng là nhân vật đã gây tác động, khởi đầu cuộc chạy đua về khoa học vũ trụ trên thế giới sau này.

Sergey Pavlovich Korolyov (12/01/1907-14/01/1966), thường gọi Sergey Korolyov hoặc Sergei Korolev, là một nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vào không gian với Hoa Kỳ thập niên 1950 và 1960. Ông sinh tại Zhytomyr, Ukraina và mất tại Moskva.

Các công trình tạo tàu vũ trụ của ông khởi nguồn từ năm 1945. Sau khi Liên Xô chiến thắng phát xít Đức, ông được lệnh bay sang Đức để tập trung dữ liệu về tên lửa V-2. Các chuyên gia Xô viết đặt ưu tiên là khôi phục tài liệu tên lửa V-2 của Đức đã thất lạc và nghiên cứu nhiều bộ phận tên lửa cũng như các máy móc chế tạo chúng.

Năm 1946, chính phủ Liên Xô quyết định đưa 5.000 công nhân Đức đã tham gia sản xuất tên lửa về Liên Xô để phục vụ dự án tên lửa của mình. Korolyov nắm trọng trách tổng công trình sư về tên lửa tầm xa của Liên Xô. Với những tài liệu được phục hồi, cùng những bộ phận rời của tên lửa V-2, tổ phát triển tên lửa bắt đầu tái tạo V-2, dưới tên R-l. Từ năm 1947, bộ phận dưới quyền Korolyov bắt đầu phát triển các thiết kế tiên tiến hơn, với yêu cầu về tầm bắn và sức chở lớn hơn.

Tên lửa R-2 đạt tầm bắn gấp đôi V-2, nó là thiết kế đầu tiên mang một đầu đạn. Kế tiếp tên lửa R-3 đạt cự ly 3.000 km tức là có thể vươn tới lãnh thổ Anh.

Cùng năm 1952, dự án tên lửa R-5 được bắt đầu. Nhưng R-7 Semyorka mới là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới, NATO gọi nó là SS-6 Sapwood. Đây là tên lửa hai lớp đẩy, trọng tải tối đa 5,4 tấn, đủ sức mang một đầu đạn hạt nhân khổng lồ của Liên Xô tới mục tiêu cách xa 7.000 km. Sau một số thử nghiệm thất bại, R-7 phóng thành công tháng 8/1957.

Mặc dù đạt được những tiến triển thuận lợi trong công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa, Korolyov vẫn say mê với ý tưởng du hành trong không gian bằng tên lửa. Năm 1953, ông đề xuất sử dụng tên lửa R-7 để đưa vệ tinh lên quỹ đạo không gian. Ông trình bày ý tưởng của mình trước Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô bao gồm cả ý kiến dùng chó để thử nghiệm.

Nãm 1957, năm Vật lý địa cầu, trên báo chí Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện những ý tưởng về đưa vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. Chính phủ Hoa Kỳ bỏ qua chúng vì không muốn tiêu tốn hàng tỷ đôla vào mục đích này. Tuy nhiên, Korolyov và nhóm làm việc của ông cho rằng đây là lĩnh vực có thể đưa Liên Xô vượt qua Hoa Kỳ và Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa được vệ tinh lên quỹ đạo.

Vệ tinh Sputnick chỉ mất chưa đầy một tháng để thiết kế và chế tạo. Cấu trúc của nó khá đơn giản, chỉ gồm một quả cầu kim loại đánh bóng, các thiết bị đo nhiệt, pin và một bộ phận phát tín hiệu vô tuyến. Đích thân Korolyov chỉ đạo việc chế tạo Sputnik. Và ngày 4/10/1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người - Sputnik 1 được phóng lên quỹ đạo, mở ra kỷ nguyên chinh phục khoảng không vũ trụ. Sau thành công của Sputnick, Korolyov chuyển sự chú ý đến mục tiêu tiếp theo - Mặt Trăng.

Một phiên bản của R-7 với lớp đẩy thứ ba, có thể với tới Mặt Trăng. Năm 1958, ba tàu thăm dò được gửi đến Mặt Trăng đều không thành công. Tàu vũ trụ Luna 1 phóng năm 1959 không tiếp xúc được bề mặt Mặt Trăng, nó đi chệch khoảng 6.000 km. Sau đó, tàu Luna 2 đã đến được Mặt Trăng. Liên Xô lại một lần nữa là quốc gia đầu tiên. Luna 3 là thành công nhảy vọt, nó chụp ảnh được phần Mặt Trăng không bao giờ hướng về phía Trái Đất. Thành tựu này có được chỉ sau Sputnik 1 có hai năm.

Năm 1958 chương trình tàu vũ trụ Vostok (Phương Đông) hình thành. Ngày 12/4/1961, trên con tàu Phương Đông 1 (Vostok 1), sử dụng phiên bản tên lửa đẩy R-7, Yuri Alekseievich Gagarin đã được phóng lên quỹ đạo. Sau thành công này, Korolyov dự định phát triển tàu Soyuz, loại tàu vũ trụ mđi có khả năng kết nối vđi tàu khác trên không gian và trao đổi phi hành gia, nhưng vì nhiều lý do, cuối cùng chương trình tàu Voskhod được thay thế tạm thời cho chương trình tàu Soyus.

Ông mất khi chưa đầy 60 tuổi, đến lúc đó người ta mới được biết Viện sĩ Sergei Korolyov - người 2 lần được tuyên đương Anh hùng lao động, tổng công trình sư các hệ thống tên lửa vũ trụ, người sáng lập ngành du hành vũ trụ thực tiễn. Và ông cũng được coi là "cha đẻ" của tàu vũ trụ hiện nay

H.Thịnh

 

 


.