NASA tiết lộ những gì xảy ra khi thiên hà va chạm

02:12, 16/12/2014
.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tiết lộ các hình ảnh cho biết những gì xảy ra khi các thiên hà va chạm.


Hai thiên hà xoắn ốc mang màu sắc lấp lánh nằm cách Trái đất 130 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao Canis Major, đang trong quá trình va chạm, được ghi hình trong thời khắc rực rỡ nhất.

 Ảnh hai thiên hà va chạm.
Ảnh hai thiên hà va chạm.


Sự va chạm của cặp thiên hà NGC 2207 và IC 2163 tạo ra cái chết rực rỡ như sao băng của ba ngôi sao trong suốt 15 năm qua, tạo ra hàng tỷ tỷ ngôi sao nhỏ với tốc độ nhanh dữ dội. Tuy nhiên, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến sự hợp nhất giữa hai thiên hà vì lý do khác: Sự va chạm thiên hà có thể là nguồn x-ray siêu sáng lớn nhất từng được biết đến trong lịch sử vũ trụ.


Hai thiên hà va chạm khiến các nhà thiên văn học liên hệ đến một lớp các vật thể vũ trụ bí ẩn được gọi là nguồn tia X ultraluminous, hoặc ULXs. ULXs được cho là các lỗ đen trong quá trình tiêu thụ vật chất từ ngôi sao đồng hành. Các ULXs mạnh mẽ phải có các lỗ đen lớn. Nguồn tia X ultraluminous được phát hiện bằng cách sử dụng Đài quan sát Chandra X-ray của NASA.

Sự va chạm của cặp thiên hà NGC 2207 và IC 2163 tạo ra cái chết rực rỡ như sao băng của ba ngôi sao.
Sự va chạm của cặp thiên hà NGC 2207 và IC 2163 tạo ra cái chết rực rỡ như sao băng của ba ngôi sao.

Cũng giống như thiên hà Milky Way, thiên hà NGC 2207 và IC 2163 cũng chứa đầy các nguồn sáng tia X, được gọi tia X kép (X-ray binaries). Đó là cách một ngôi sao bình thường xoay quanh một ngôi sao gần sụp đổ, như một ngôi sao neutron hoặc lỗ đen. Lực hấp dẫn rất mạnh từ các ngôi sao cô đọng sẽ hút vật chất từ những ngôi sao bình thường, trong quá trình được gọi là bồi tụ. Sau khi hút được ngôi sao đồng hành, quá trình được làm nóng tới hàng triệu độ, tạo ra một lượng lớn tia X.


Bức xạ tia ULXs là cực kỳ mạnh, phát ra bức xạ nhiều hơn một triệu mặt trời ở tất cả các bước sóng. Sự xuất hiện của các tia ULXs cũng cực kỳ hiếm, hầu hết các thiên hà gần như không có. Tuy nhiên, giữa sự va chạm của thiên hà NGC 2207 và IC 2163, có khoảng 28 nguồn tia ULXs.

 Ảnh chụp hồng ngoại.
Ảnh chụp hồng ngoại.

 

Ảnh chụp quang học.
Ảnh chụp quang học.


Theo Kiến thức
 


.